0965 538 458

Bị đòi nợ trước thời hạn trả đã thỏa thuận trong hợp đồng vay

Thưa luật sư, tôi muốn được tư vấn một sự việc. Hiện nay tôi 24 tuổi, gia đình tôi mới mua một căn nhà với số tiền là 550 triệu, trong đó mẹ tôi có vay một số tiền là 300 triệu của dì ruột của tôi với mục đích để mua nhà, căn nhà này hiện đang đứng tên tôi, và bắt đầu vay từ ngày 22-9-2015


Thưa luật sư, tôi muốn được tư vấn một sự việc. Hiện nay tôi 24 tuổi, gia đình tôi mới mua một căn nhà với số tiền là 550 triệu, trong đó mẹ tôi có vay một số tiền là 300 triệu của dì ruột của tôi với mục đích để mua nhà, căn nhà này hiện đang đứng tên tôi, và bắt đầu vay từ ngày 22-9-2015

- Nghĩa vụ trả lãi suất trong hợp đồng vay tài sản ?
- Trả tiền vay trước thời hạn
- Hợp đồng vay tiền ?

Ban đầu, trong số tiền 400 triệu đó tôi được biết có 100 triệu là của dì tôi cho vay không lãi suất và trả trong khoảng thời gian 2 năm cũng được, số tiền 200 triệu còn lại dì tôi dùng sổ bìa đỏ của mình vay của ngân hàng với mức lãi suất là 1,1, gia đình tôi phải trả trong thời gian 2 năm với điều kiện mỗi tháng phải trả 5 triệu tiền gốc và hai triệu hai tiền lãi, với ngày chi trả lãi suất là ngày 20 hàng tháng, gia đình tôi đã thanh toán được hai tháng là tháng 10 và tháng 11. Sau khi vay tiền mẹ tôi và dì có làm một bản viết tay với điều kiện chi trả lãi suất như tôi đã nói trên nhưng không có xác nhận của ủy ban nhân xã. Trong khoảng hơn một tháng trở lại đây gia đình tôi có xảy ra bất hòa với hai người dì và bà ngoại tôi, họ lấy lý do phải lấy lại số tiền kể trên để lấy lại bìa đỏ để sử dụng vào việc khác nên đã yêu cầu tôi viết một bản viết tay có xác nhận của chính quyền địa phương nơi tôi sinh sống, yêu cầu mẹ tôi và tôi phải trả khi dì tôi cần lấy lại số tiền đó,trong tờ viết tay này ghi rõ mẹ tôi là người nhận tiền nhưng khi xin xác nhận của địa phương thì không có chữ ký xác nhận của mẹ tôi.

Ngày 14-12-2016 vừa qua dì tôi yêu cầu tôi và mẹ tôi tôi phải trả lại số tiền đã vay này, hiện nay gia đình tôi chưa đủ khả năng trả lại số tiền này. Vậy tôi muốn được tư vấn sự việc này sẽ có hệ quả như thế nào, tôi và gia đình phải chịu hệ quả như thế nào?

Tôi xin chân thành cảm ơn !

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn Luật Dân sự của Công ty Luật An Khang.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật An Khang. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Bộ luật Dân sự 2015 số 91/2015/QH13 của Quốc hội

2. Nội dung tư vấn:

Theo quy định của pháp luật hiện nay, việc dì của bạn yêu cầu gia đình bạn trả lại số tiền đã vay là 200t hoàn toàn trái với quy định của pháp luật. Do hợp đồng vay của gia đình bạn với dì là hợp đồng vay có thời hạn và có lãi suất thì theo quy định tại Điều 470 Bộ luật dân sự 2015 thì đây không thuộc trường hợp bên cho vay được đòi lại tài sản trước thời hạn ghi trong hợp đồng vay. Nên bạn không cần lo lắng về việc dì bạn yêu cầu gia đình bạn thanh toán khoản vay trước thời hạn

Cụ thể:

2.1. Hợp đồng cho vay tài sản?

Đầu tiên, tài sản được định nghĩa theo Luật dân sự 2015 bao gồm "vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản"

Thứ hai, hợp đồng vay tài sản được định nghĩa tại Điều 463 Bộ luật dân sự 2015 theo đó: " Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định."

2.2. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng cho vay tài sản

Đối với bên cho vay:

Bên cho vay là người có tiền hoặc vật chuyển cho bên vay để bên vay làm chủ sở hữu. Việc chuyển giao này làm phát sinh quyền sở hữu của bên đi vay, đồng thời với việc chuyển giao đó cũng làm chấm dứt quyền sở hữu của người cho vay đối với số tiền hoặc vật đó. Trong hợp đồng vay tài sản, bên cho vay có các quyền sau:

- Nếu trong hợp đồng, các bên thoả thuận vay có lãi thì khi đến hạn bên vay có quyền được nhận lãi suất, bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi như đã thoả thuận. Nhưng ngược lại nếu trong hợp đồng vay có kỳ hạn, các bên đã thoả thuận kỳ hạn thì bên cho vay không có quyền yêu cầu bên vay phải trả lại trước thời hạn vay đã thoả thuận. Nếu bên cho vay yêu cầu bên vay trả trước thời hạn lúc này bên cho vay đã vi phạm hợp đồng.

- Nếu hợp đồng cho vay có áp dụng các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nhưng bên vay không thực hiện đúng thời hạn, thì bên cho vay có quyền xử lý tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ như thoả thuận hoặc theo yêu cầu bán đấu giá để thực hiện nghĩa vụ.

- Bên cho vay có quyền đòi lại tài sản trước thời hạn so với hợp đồng vay.

- Bên cho vay có quyền yêu cầu bên vay trả lãi trên nợ gốc và lãi quá hạn nếu đã đến hạn mà bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ nếu cho vay có lãi.

Đối với bên vay:

Về nghĩa vụ của bên vay, được quy định tại Điều 465 Bộ luật Dân sự năm 2015, có thể nói nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền hoặc vật cùng loại với một khoản lãi (nếu hợp đồng vay có lãi) là nghĩa vụ chủ yếu của bên vay khi giao kết hợp đồng. Khoản 1 Điều 466 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: "Bên vay tài sản là tiền, thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác".

Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều trường hợp vì một lý do nào đó bên vay sau một thời gian sử dụng đã không còn tài sản đó nữa, nếu bên cho vay đồng ý thì bên vay "có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại thời điểm, địa điểm trả nợ nếu được bên cho vay đồng ý" (khoản 2 Điều 466 Bộ luật Dân sự năm 2005)

2.3. Các trường hợp bên cho vay đòi lại tài sản trước thời hạn

Theo quy định của pháp luật cụ thể tại Khoản 3 Điều 465, Điều 470 Bộ luật dân sự 2015 thì bên vay chỉ được đòi lại tài sản trong trường hợp là hợp đồng vay có kì hạn và không có lãi. Và mặc dù có quyền được đòi lại cũng phải có sự đồng ý của bên vay thì bên cho vay mới được đòi lại tài sản.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 0965 538 458 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật An Khang.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự - Công ty luật An Khang