0972 839863

Doanh nghiệp Nhà nước và Doanh nghiệp tư nhân khác nhau?

Hiện nay, Việt Nam đang tồn tại hai hình thức là doanh nghiệp nhà nước (Nhà nước Sở hữu hoặc chiếm cổ phần chi phối) và doanh nghiệp do tư nhân sở hữu. Mỗi hình thức doanh nghiệp đều có những đặc điểm khác nhau, trong đó doanh nghiệp nhà nước đang được áp dụng một số chính sách riêng biệt


Hiện nay, Việt Nam đang tồn tại hai hình thức là doanh nghiệp nhà nước (Nhà nước Sở hữu hoặc chiếm cổ phần chi phối) và doanh nghiệp do tư nhân sở hữu. Mỗi hình thức doanh nghiệp đều có những đặc điểm khác nhau, trong đó doanh nghiệp nhà nước đang được áp dụng một số chính sách riêng biệt

Điểm khác biệt giữa doanh nghiệp nhà nước do Nhà nước Sở hữu và doanh nghiệp do tư nhân sở hữu

Tiêu chí

Doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp tư nhân

Chủ sở hữu

- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;

- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

- Do cá nhân hoặc doanh nghiệp tư nhân khác làm chủ sở hữu (bao gồm cả tổ chức, cá nhân nước ngoài);

- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

Hình thức tồn tại

- Công ty cổ phần;

- Công ty TNHH 1 thành viên;

- Công ty TNHH 2 thành viên.

- Công ty cổ phần;

- Công ty TNHH 1 thành viên;

- Công ty TNHH 2 thành viên;

- Công ty hợp danh;

- Doanh nghiệp tư nhân (quy định tại Chương VII Luật Doanh nghiệp 2020).

Quy mô

Quy mô lớn. Thường được tổ chức theo các hình thức như công ty mẹ - công ty con, tập đoàn kinh tế.

Đa dạng về quy mô. Tuy nhiên doanh nghiệp tư nhân chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.

Ngành nghề hoạt động

Hoạt động chủ yếu ở các ngành nghề kinh tế then chốt. Một số ngành, nghề kinh doanh độc quyền như:

- Hệ thống truyền tải điện quốc gia;

- Nhà máy thủy điện có quy mô lớn đa mục tiêu, nhà máy điện hạt nhân;

- In, đúc tiền và sản xuất vàng miếng;

- Xổ số kiến thiết;

- Hoạt động trong phạm vi ngành nghề quy định tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

- Không được kinh doanh các ngành nghề độc quyền dành cho các doanh nghiệp nhà nước.

 

Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước

Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 126/2017/NĐ-CP, doanh nghiệp cổ phần hóa là doanh nghiệp nhà nước thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 2 Nghị định này thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần.

* Về điều kiện

Doanh nghiệp đủ điều kiện cổ phần hoá thuộc các trường hợp quy định tại Điều 4 Nghị định 126/2017/NĐ-CP.

* Về hình thức

Doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá theo các hình thức sau:

- Giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ;

- Bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán bớt một phần vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ;

- Bán toàn bộ vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán toàn bộ vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ;

(Theo khoản 5 Nghị định 126/2017/NĐ-CP).

* Ý nghĩa của cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước

- Huy động vốn của các cá nhân, các tổ chức khác trong và ngoài nước để tăng cường năng lực tài chính, cơ sở vậy chất và nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhà nước.

- Ngoài ra, việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước sẽ tăng thêm tính minh bạch, công khai trong việc quản lý, đầu tư kinh doanh của các doanh nghiệp này.

Doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân đều có những ưu, nhược điểm điểm riêng. Doanh nghiệp nhà nước tuy được kinh doanh các ngành nghề độc quyền nhưng các doanh nghiệp tư nhân lại bị gò bó bởi các quy định khắt khe hơn doanh nghiệp tư nhân

 Trân trọng./.

Luật An Khang