Hợp đồng đặt cọc theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015
Đặt cọc là biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng phổ biến nhất để bảo đảm các bên trong hợp đồng sẽ ký kết, thực hiện các loại hợp đồng hiện nay. Quy định pháp luật về hợp đồng đặt cọc như thế nào? Quyền và nghĩa vụ của các bên khi ký kết hợp đồng đặt cọc? … Luật An Khang tư vấn các vấn đề này như sau...
Đặt cọc là biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng phổ biến nhất để bảo đảm các bên trong hợp đồng sẽ ký kết, thực hiện các loại hợp đồng hiện nay. Quy định pháp luật về hợp đồng đặt cọc như thế nào? Quyền và nghĩa vụ của các bên khi ký kết hợp đồng đặt cọc? … Luật An Khang tư vấn các vấn đề này như sau:
1. Tư vấn về hợp đồng đặt cọc
Đặt cọc là biện pháp bảo đảm được Bộ luật dân sự quy định và thừa nhận nhằm mục đích ràng buộc giữa bên bán và bên mua (hoặc hai bên trong hợp đồng song vụ) khi chưa ký kết hợp đồng dân sự. Trên thực tế, có rất nhiều hợp đồng đặt cọc được ký kết dưới nhiều hình thức khác nhau và để đảm bảo thực hiện nhiều loại hợp đồng khác nhau. Nếu bạn đang có thắc mắc về việc soạn thảo, ký kết hợp đồng đặt cọc đúng quy định và phù hợp với mục đích của mình, hãy liên hệ với công ty Luật An Khang qua Email hoặc liên hệ Hotline: 0965 538 458 để được hướng dẫn, tư vấn các vấn đề như:
- Tư vấn quy định pháp luật về hợp đồng đặt cọc;
- Tư vấn các điều khoản, nội dung hợp đồng đặt cọc trong từng lĩnh vực;
- Tư vấn về hậu quả pháp lý khi vi phạm hợp đồng đặt cọc đã ký kết;
- Tư vấn các quy định pháp luật dân sự khác.
2. Quy định về hợp đồng đặt cọc
Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 về hợp đồng đặt cọc. Cụ thể:
Điều 328. Đặt cọc
1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
-----------
Câu hỏi - Thủ tục khởi kiện yêu cầu thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng
Dear Mr/Ms luật sư Luật An Khang. Mình bên Công ty TNHH Xây dựng (100% vốn đầu tư Nhật). Hiện nay bên mình có vấn đề như sau rất mong nhận được tư vấn hỗ trợ của bên bạn về những thủ tục pháp lý.Bên mình là nhà thầu chính thực hiện việc thi công xây dựng nhà máy và các công trình phụ trợ cho dự án X. Hiện nay đã hết thời hạn bảo hành công trình, tuy nhiên phía bên chủ đầu tư dự án X từ chối thanh toán nốt số tiền 10% giá trị hợp đồng còn lại, tương đương gần 6 tỷ đồng.Vì vậy công ty mình muốn khởi kiện bên này để yêu cầu được thanh toán đầy đủ số tiền còn thiếu, nhờ bên bạn tư vấn giúp mình các quy trình thủ tục cần thiết Cảm ơn bạn!
Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn như sau:
Về quyền khởi kiện: Công ty có quyền khởi kiện yêu cầu bên còn lại thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng đã ký. Hồ sơ khởi kiện như sau:
- Đơn khởi kiện
- Hợp đồng hai bên ký kết
- Biên bản bổ sung, phụ lục hợp đồng (nếu có),
- Các tài liệu, chứng cứ về việc thực hiện hợp đồng như việc giao nhận hàng, biên bản nghiệm thu, chứng từ thanh toán, biên bản thanh lý hợp đồng, các biên bản làm việc về số nợ chưa trả,…
- Các tài liệu giao dịch khác (nếu có);
- Giấy phép kinh doanh, giấy chứng đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập doanh nghiệp
- Quyết định bổ nhiệm hoặc cử người đại diện doanh nghiệp (bản sao có chứng thực);
- Bảng kê các tài liệu nộp kèm theo đơn khởi kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao);
Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác Anh/chị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp.
Trân trọng./
Luật An Khang