Tư vấn khởi kiện đòi tài sản - Luật An Khang
Tôi có chuyển tiền cho 1 người bạn A để chuẩn bị thực hiện cho hợp đồng cho 1 người B vay nhưng giữa tôi và người B chưa thực hiện được việc vay nợ mà tiền tôi đã chuyển tiền qua hệ thống Ngân hàng vào tài khoản của người A rồi. Bây giờ tôi có quyền đòi lại số tiền đó từ người A đó không ? đòi bằng cách nào ? Xin được tư vấn. Xin chân thành cảm ơn.
Tư vấn về vấn để kiện đòi lại tài sản
Tôi có chuyển tiền cho 1 người bạn A để chuẩn bị thực hiện cho hợp đồng cho 1 người B vay nhưng giữa tôi và người B chưa thực hiện được việc vay nợ mà tiền tôi đã chuyển tiền qua hệ thống Ngân hàng vào tài khoản của người A rồi. Bây giờ tôi có quyền đòi lại số tiền đó từ người A đó không ? đòi bằng cách nào ? Xin được tư vấn. Xin chân thành cảm ơn.
Trả lời: Cảm ơn anh đã gửi tư vấn đến công ty Luật An Khang, theo thông tin anh cung cấp tôi xin tư vấn như sau:
Trong trường hợp này anh chưa nói rõ giữa anh và người bạn A của anh đã thực hiện thoả thuận giao kết hợp đồng hay chưa, mặc dù giữa anh và B chưa thực hiện hợp đồng vay nợ. Do đó, căn cứ quy định của Bộ luật dân sự 2015:
“Điều 463. Hợp đồng vay tài sản
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”
Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay
1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.”
Đối với trường hợp của anh, do anh không nói rõ giữa anh và anh A có thực hiện hợp đồng hay thỏa thuận vay tài sản hay không. Khi anh có chuyển tiền cho A để chuẩn bị thực hiện hợp đồng với anh B, nếu như anh và anh A có thoả thuận về việc chuyển tiền này thì anh hoàn toàn có thể đòi lại tài sản, bởi bên vay tài sản có nghĩa vụ phải trả tài sản cho bên vay khi đến hạn.
Trong trường hợp này anh cũng không nói rõ giữa anh và anh A có thảo thuận là cùng thực hiện hợp đồng cho vay đối với anh B hay không?. Trên thực tế giữa anh và anh A đã thực hiện hợp đồng dân sự với hình thức giao kết bằng lời nói thông qua hành vi chuyển khoản.
Vậy nên, anh có quyền đòi lại số tiền đó từ A. Anh có thể thông báo cho A để anh A trả lại số tiền cho anh. Trường hợp A không trả lại số tiền đó anh có thể khởi kiện ra Toà án để kiện đòi lại tài sản. Việc khởi kiện tại Toà án anh cần phải chứng minh được giữa anh và anh A đã thực hiện hợp đồng như hoá đơn chuyển tiền qua hệ thống ngân hàng qua tài khoản của anh A, tin nhắn thông báo chuyển khoản giữa anh và anh A, tin nhắn thoả thuận về chuyển tiền của anh đối với anh A nhằm mục đích cho anh B vay.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật An Khang về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Tư vấn về vấn để kiện đòi lại tài sản. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn hợp đồng dân sự trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 0965538458 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.
Trân trọng
Công ty luật An Khang