Tư vấn pháp lý về điều kiện và thủ tục lập di chúc
Nhờ LS giải đáp thắc mắc giúp tôi về vấn đề thủ tục và điều kiện lập di chúc như sau: Mẹ tôi muốn viết di chúc để lại tài sản riêng cho con thì cần những thủ tục gì? Xin tư vấn về thủ tục lập di chúc?
Nhờ LS giải đáp thắc mắc giúp tôi về vấn đề thủ tục và điều kiện lập di chúc như sau: Mẹ tôi muốn viết di chúc để lại tài sản riêng cho con thì cần những thủ tục gì? Xin tư vấn về thủ tục lập di chúc?
Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật An Khang, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
* Điều kiện lập di chúc:
Theo Điều 630 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về di chúc hợp pháp, cụ thể là:
"1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng."
Như vậy, trong trường hợp này, nếu bà minh mẫn, sáng suốt, không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép và muốn lập di chúc thì việc lập trước hay sau khi tái hôn cũng không có gì phức tạp hơn. Trước tiên, di chúc của bà bạn lập cần đáp ứng các điều kiện theo Điều 630 trên. Và nội dung di chúc bao gồm:
- Ngày, tháng, năm lập di chúc;
- Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
- Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
- Di sản để lại và nơi có di sản.
Lưu ý: Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc. Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.
* Thủ tục lập di chúc:
Bà của bạn có thể tự mình lập di chúc hoặc lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã. Việc lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã phải tuân theo thủ tục theo Điều 636 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể:
“1. Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã ký vào bản di chúc.
2. Trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng.”
Đồng thời, theo Điều 640 Bộ luật dân sự 2015 quy định về sự sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc:
"1. Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào.
2. Trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật.
3. Trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ."
Do đó, bà bạn có thể sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ di chúc bất cứ lúc nào và di chúc chỉ có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế (tức là từ thời điểm bà bạn mất).
Câu hỏi thứ 2 - Điều kiện để di chúc hợp pháp quy định thế nào?
Kính chào Luật sư. Mẹ tôi mất năm 2008 có để lại di chúc tự tay ông viết và ký nhưng ko có người làm chứng.Lúc mẹ tôi mất thì e có 15 tuổi ko đủ khả năng hiểu biết về pháp luật. Khi đó mẹ em mang di chúc đi nhờ tư vấn thì có luật sư bảo là nên nhờ 2 người làm chứng. Nên bố em nhờ 2 người khácviết thêm vào di chúc để làm chứng. Tôi và bố quan hệ gia đình cũng không tốt. Bây giờ nếu tôi công khai sự thật và nhận lỗi thì liệu di chúc có bị tuyên huỷ hay mất giá trị không? Mong đc hồi đáp của LS tôi muốn nói lên sự thật về di chúc, không có người làm chứng thì hai người làm chứng họ có bị ảnh hưởng gì không ạ?Nội dung di chúc thì em cam đoan đúng sự thật.
Trả lời:
Theo thông tin cung cấp, bản di chúc được lập năm 2009 nên chúng tôi sẽ tư vấn theo quy định của pháp luật có hiệu lực tại thời điểm đó. Cụ thể, tại Điều 652 Bộ luật dân sự 2005 quy định:
"Điều 652. Di chúc hợp pháp
1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;
b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.
2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực."
Ngoài ra, tại Điều 656 BLDS 2005 quy định
"Điều 656. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng
Trong trường hợp người lập di chúc không thể tự mình viết bản di chúc thì có thể nhờ người khác viết, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.
Việc lập di chúc phải tuân theo quy định tại Điều 653 và Điều 654 của Bộ luật này."
Như vậy, nếu di chúc không thực hiện đúng các quy định trên thì sẽ không hợp pháp.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật An Khang về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Tư vấn về điều kiện và thủ tục lập di chúc. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.
Trân trọng
Công ty Luật An Khang