Xử phạt khi thực hiện hành vi bạo lực gia đình
Bạo lực gia đình luôn là một vấn nạn trong đời sống xã hội và gây nhiều hệ luyjm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, tinh thần của các thành viên trong gia đình. Từ lâu, nước ta đã có Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007 để quy định những hành vi nào là hành vi bạo lực gia đình, hình thức xử lý đối với các hành vi này.
Các hình thức xử phạt trong lĩnh vực phòng chống hành vi bạo lực gia đình
Bạo lực gia đình luôn là một vấn nạn trong đời sống xã hội và gây nhiều hệ luyjm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, tinh thần của các thành viên trong gia đình. Từ lâu, nước ta đã có Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007 để quy định những hành vi nào là hành vi bạo lực gia đình, hình thức xử lý đối với các hành vi này.
Công ty Luật An Khang xin tư vấn liên quan đến các biện pháp xử phạt trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật như sau:
Điều 42 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007 quy định về xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình:
Điều 42. Xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình
1. Người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân có hành vi bạo lực gia đình nếu bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của khoản 1 Điều này thì bị thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý người đó để giáo dục.
3. Chính phủ quy định cụ thể các hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống bạo lực gia đình, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
Tiếp theo, Nghị định số 110/2009/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình đã quy định đầy đủ về các hình thức xử phạt, các biện pháp khắc phụ hậu quả, hành vi vi pham và các cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình.
Theo các quy định trên, người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình trước hết sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Nếu hành vi có tính chất nghiêm trọng, vi phạm các quy định của Luật Hình sự thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đồng thời, nạn nhân của hành vi bạo lực gia đình luôn có quyền yêu cầu được bồi thường thiệt hại về tinh thần, vật chất, tính mạng, sức khỏe.
Điều 9 Nghị định số 110/2009/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi đánh gập hoặc hành vi khác xâm hại sức khỏe thành viên gia đình như sau
“Điều [Điểm neo] 9. Hành vi đánh đập hoặc hành vi khác xâm hại sức khỏe thành viên gia đình
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.
2. Phạt tiền từ trên 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng hung khí đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình;
b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời, không chăm sóc nạn nhân trong thời gian điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
3. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.”
Trên đây là nội dung tư vấn về vấn đề xử phạt trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình. Nếu có thắc mắc hoặc cần thêm thông tin thì xin liên hệ đế Công ty Luật An Khang để được tư vấn cụ thể hơn.
Trân trọng./.
Công ty Luật An Khang